Nhiều người lo sợ việc ăn bí đỏ mùng 1 thì cả tháng dễ bị túng thiếu, bí bách… Cũng có luồng ý kiến cho rằng ăn bí đỏ đầu tháng sẽ gặp nhiều may mắn. Vậy nên hay không nên ăn bí đỏ trong ngày mùng 1?
Mùng 1 ăn bí đỏ có được không?
Mùng 1 ăn bí đỏ có được không là thắc mắc của nhiều người. Sở dĩ vấn đề này được quan tâm là bởi trước đây ông cha ta hay có quan niệm nên ăn gì, nên kiêng ăn gì ngày mùng 1 để gặp may mắn hoặc tránh xui xẻo trong cả tháng. Thực tế đến nay việc có nên ăn bí đỏ ngày mùng 1 không có 2 luồng tranh luận trái chiều:
Luồng ý kiến thứ nhất: Người ta kiêng ăn bí đỏ bởi tên loại quả này chứa từ “bí” – bí bách, thiếu thốn đủ bề, xưa người ta hay dùng từ “bí tiền” để nói về tình trạng trong gia đình hết tiền, cuộc sống nghèo túng, thiếu thốn trăm bề. Theo ý kiến này, người ta kiêng ăn bí đỏ vào mùng 1 với mong muốn tháng tới làm ăn phát đạt, tiến tới, không gặp thất bại hay thiếu thốn.
Luồng ý kiến thứ hai: Người ta lại coi bí đỏ là loại quả may mắn nên ăn trong ngày mùng 1. Sở dĩ vậy tên quả chứa từ “đỏ” và màu sắc quả là cam. Màu đỏ hay cam đều là các màu sắc may mắn, từ “đỏ” hàm ý vận đỏ, điềm tốt lành sẽ tới. Người ta ăn bí đỏ hay các loại quả có màu sắc tươi sáng: thanh long đỏ, táo đỏ, cà chua, dưa hấu đỏ… vào ngày mùng 1 để cho đỏ, làm ăn thuận lợi, sung túc.
Thực tế đó chỉ là ý kiến tranh luận dựa theo các quan niệm xưa. Dưới góc nhìn khoa học hiện nay thì chưa có bất cứ chứng minh hay nghiên cứu nào cho rằng việc ăn bí đỏ ngày mùng 1 sẽ xui hoặc đỏ. Bạn hoàn toàn có thể ăn bí đỏ bình thường mà không cần phải lo lắng bất cứ vấn đề gì.
Ăn bí đỏ có tốt không?
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g bí đỏ gồm:
- Calo: 26
- Nước: 0.3g
- Protein: 1.0 g
- Carbohydrate: 6.50 g
- Chất xơ: 0.5 g
- Chất béo: 0.1 g
- Vitamin A: 7384 IU
- Vitamin C: 9.0 mg
- Vitamin E: 1.06 mg
- Vitamin K: 1.1 μg
- Vitamin B1: 0.050 mg
- Vitamin B2: 0.110 mg
- Vitamin B3: 1.600 mg
- Vitamin B6: 0.061 mg
- Folate: 16 μg
- Canxi: 21 mg
- Sắt: 0.80 mg
- Magie: 12 mg
- Phốt pho: 44 mg
- Kali: 340 mg
- Natri: 1 mg
- Kẽm: 0.32 mg
- Đồng: 0.127 mg
- Mangan: 0.125 mg
- Selen: 0.32 μg
Với rất nhiều vitamin, khoáng chất trên ăn bí đỏ với liều lượng hợp lý mang lại nhiều giá trị tốt cho sức khỏe như:
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Hỗ trợ giảm cân
- Làm đẹp da
- Giúp sáng mắt
- Phát triển não bộ
- Tốt cho hệ tim mạch
Những món ăn ngon được chế biến từ bí đỏ
Bí đỏ có thể chế biến thành rất nhiều đồ uống cũng như món ăn ngon hấp dẫn, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, có thể kể đến như:
- Sữa bí đỏ
- Kem bí đỏ
- Sữa chua bí đỏ
- Canh bí đỏ hầm xương
- Chè bí đỏ
- Súp bí đỏ
- Bí đỏ xào thịt bò
- Bí đỏ xào chay
- Bí đỏ xào thịt băm
- Bí đỏ chiên trứng
Các thắc mắc thường gặp liên quan đến ăn bí đỏ?
Ăn bí đỏ có béo không?
Rất nhiều người có suy nghĩ ăn bí đỏ sẽ tăng cân, bị mập. Tuy nhiên, bí đỏ thực chất là một thực phẩm ít chất béo, ít calo nên nó luôn được xếp vào danh sách thực phẩm lý tưởng cho người muốn giảm cân. Tuy nhiên việc ăn bí đỏ có béo hay không cũng còn phụ thuộc vào cách chế biến và liều lượng ăn. Nếu chúng ta ăn quá nhiều, chế biến bí đỏ thành sữa bí, bí đỏ hầm xương, chân giò… thì lượng calo sẽ lớn, ăn vào dễ béo. Muốn không béo bạn có thể ăn bí đỏ luộc, hấp hoặc nấu canh thông thường.
Ăn bí đỏ có nóng không? Có nổi mụn không?
Bí đỏ theo quan điểm Tây Y được xếp vào thực phẩm lạnh vì 100g bí đỏ chỉ chứa 26 kcal, lại là thực phẩm nhiều chất xơ, ít tinh bột giàu vitamin A, B, C, K tốt cho sức khỏe. Đây là loại quả không nóng.
Ăn bí đỏ sẽ không nổi mụn. Bí đỏ chứa hàm lượng kẽm cao có tác dụng chống viêm giúp trị mụn, mờ vết thâm và làm lành sẹo mụn hiệu quả. Đồng thời bí đỏ cũng rất giàu collagen và vitamin nên rất phù hợp để làm mặt nạ dưỡng cho làn da săn chắc và sáng màu hơn.
Có bầu ăn bí đỏ được không? Ăn bí đỏ có bị mất sữa không?
Bà bầu hoàn toàn có thể ăn bí đỏ 1 – 2 lần/tuần. Bí đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protein, carbohydrate, vitamin và khoáng chất tốt cho mẹ bầu, thai nhi… Bà bầu ăn bí ngô rất có hiệu quả trong việc kiểm soát lượng đường trong máu khi mang thai, kiểm soát những cơn chuột rút, ngăn ngừa thiếu máu, tiêu chảy…
Ăn bí đỏ không bị mất sữa mà còn hỗ trợ giúp kích thích tiết sữa, tăng lượng sữa dồi dào sau sinh. Ngoài ra trong bí đỏ có nhiều sắt và kẽm có thể phòng ngừa và tăng cường lượng máu cho mẹ và bé sau sinh. Hoạt chất L- Tryptophan (hoạt chất giúp bạn luôn có cảm giác hạnh phúc) được tìm thấy nhiều trong bí đỏ cũng giúp mẹ tránh mệt mỏi, căng thẳng, trầm cảm sau sinh nở.
Ăn bí đỏ có bị vàng da không?
Câu trả lời là Có. Trong bí đỏ có chất beta caroten, do đó nếu ăn quá nhiều có thể gây nên hiện tượng vàng da ở cánh mũi, gan bàn tay hay bàn chân. Hơn nữa, nếu bạn bổ sung quá nhiều beta caroten sẽ tích trữ tại gan, sau đó ngấm vào tim mạch và các mô mỡ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Mỗi tuần bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 bữa bí đỏ mà thôi.
Ăn bí đỏ có táo bón không?
Ăn bí đỏ không táo bón nếu bạn ăn đúng cách. Trong bí đỏ có chứa nhiều chất xơ và hoạt chất kích thích nhu động ruột nên rất tốt cho việc nhuận tràng, hỗ trợ trị táo bón rất tốt. Chú ý không ăn bí đỏ cùng thịt dê: đây đều là hai thực phẩm giàu năng lượng, nếu ăn cùng nhau sẽ gây chướng bụng, táo bón.
Ăn bí đỏ có tăng vòng 1 không?
Bí đỏ chứa nhiều tinh bột có thể chuyển hóa thành glucose – thành phần quan trong giúp dự trữ mỡ trong cơ thể giúp tăng cân từ đó kích thích các mô mỡ ở ngực tăng lên khiến vòng 1 của chị em nảy nở. Mỗi ngày bạn chỉ cần bổ sung 1 cốc sữa bí ngô thì vòng 1 của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Những ai nên hạn chế ăn bí đỏ?
Người đang bị bệnh rối loạn tiêu hóa nên hạn chế ăn bí đỏ vì nó chứa nhiều chất xơ không tốt cho tình trạng của bệnh.
Người đang dùng thuốc nên tham khảo bác sĩ trước khi ăn bí ngô bởi loại thực phẩm này có tác dụng lợi tiểu, nó có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc như lithium.
Ăn bí đỏ kỵ kết hợp với thực phẩm gì?
- Thịt cừu: Ăn cùng nhau có thể sẽ gây đầy hơi, táo bón…
- Rau bó xôi: Trong thành phần dinh dưỡng của bí ngô có chứa hàm lượng enzyme sẽ phá hủy vitamin C trong cải bó xôi, đồng thời làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của hai loại thực phẩm.
- Khoai lang: Ăn bí ngô cùng khoai lang sẽ có thể gây căng tức bụng, đau bụng, nôn khan rất không tốt cho hệ tiêu hóa.
- Chanh, giấm: Giấm và chanh chứa axit axetic gây phá hủy nguyên tố dinh dưỡng trong bí ngô, làm giảm giá trị dinh dưỡng. Không những vậy, khi ăn chung còn dẫn đến tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
- Cua: ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân cao huyết áp, khiến tay chân bủn rủn, mệt mỏi, buồn nôn…. Lý do bởi nguyên tố “cobalt” có trong bí ngô gây giảm huyết áp.
- Tôm: Ăn tôm cùng bí đỏ dễ bị bệnh kiết lị, rối loạn tiêu hóa…
Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc mùng 1 ăn bí đỏ được không cũng như cung cấp thêm rất nhiều thông tin bổ ích xung quanh việc sử dụng bí đỏ. Chú ý ăn bí đỏ đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình mình nhé!
Mời bạn tham khảo: