Mùng 1 ăn thịt mèo có sao không, có đen đủi không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo quan niệm xưa, ăn thịt mèo đầu mùng 1 dễ khiến cả tháng túng thiếu, khó khăn…
Mùng 1 ăn thịt mèo có sao không?
Mèo là động vật thường được nuôi trong nhà làm cảnh hoặc bắt chuột, gắn bó mật thiết với con người. Thịt mèo cũng được đánh giá là thực phẩm bổ dưỡng, có hương vị ngon nên được rất nhiều người yêu thích. Thông thường cánh mày râu thường rủ nhau tụ tập vào cuối tháng âm lịch lai rai đĩa thịt mèo, thịt chó cùng chút bia, rượu với mong muốn giải xui. Một thắc mắc nhiều người thường quan tâm là liệu ăn thịt mèo vào mùng 1 có sao không?
Theo quan niệm xưa, mùng 1 người ta thường kiêng ăn thịt chó, thịt vịt, trứng vịt lộn, cá mè, mắm tôm, chuối, bí… và cả thịt mèo. Sở dĩ mùng 1 kiêng ăn thịt mèo là bởi:
Tiếng kêu của mèo là “meo meo” rất giống từ đói meo, như vậy nếu ăn thịt mèo đầu tháng thì cả tháng tới sẽ khó ăn nên làm ra, dễ rơi vào cảnh nghèo đói, túng thiếu trăm bề. Những người kinh doanh, buôn bán theo đó rất kỵ ăn thịt mèo vào ngày mùng 1, 2, 3 đầu tháng âm lịch.
Vào ban đêm, tiếng mèo kêu nghe giống tiếng trẻ con khó, âm thanh của tiếng mèo kêu khá ám ảnh, gây ra tâm lý sợ hãi, bất an với mọi người.
Tiếp đến mèo có tập tính có ăn thì ở lại, không có ăn thì bỏ đi nơi khác, điều này mang hàm ý về sự phản bội, mất của, điềm báo về những điều không tốt lành.
Ngoài ra, trong các lời truyền của người xưa thì mèo là động vật có linh cảm tốt, tuy nhiên thường linh cảm về các điều xấu như: thấy người chết, vực dậy người chết, thấy oan hồn… Đây cũng là những điều cực kỳ xui xẻo, là điềm dữ đối với mọi người. Do đó họ kiêng ăn thịt mèo vào ngày mùng 1.
Quan điểm kiêng ăn thịt mèo vào ngày mùng 1 đầu tháng liệu có đúng?
Thực tế thì những quan niệm về việc nên ăn, không nên ăn gì vào ngày mùng 1 chủ yếu dựa vào lời truyền miệng từ xưa đến nay, mang tính cảm tính, không có bất cứ bằng chứng khoa học nào. Tùy vào suy nghĩ, quan điểm, tín ngưỡng hay sống tại các vùng miền địa lý khác nhau mà quan niệm này có thể được áp dụng hoặc không. Chẳng hạn như đối với người miền Nam, Trung thì họ cực kỳ kỵ ăn thịt mèo mùng 1, thế nhưng một số người miền Bắc, đặc biệt là tỉnh Thái Bình thì họ lại rất thích ăn thịt mèo mùng 1 đầu năm âm lịch, bởi với họ thịt mèo vừa ngon, mèo biết trèo cao, mang ý nghĩa cho sự thăng tiếng, phát triển tốt đẹp.
Ăn thịt mèo có tốt không?
Theo Đông y, thịt mèo có vị ngọt, mặn, chua, tính ấm, không độc, có tác dụng tiêu thũng, chống lao lực, giảm đau, giải độc, chữa bệnh báng bụng, bệnh lao, chóng mặt, trĩ mãn tính, mụn nhọt, chữa bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng, chữa thần kinh suy nhược.
Một số công thức chữa bệnh từ thịt mèo, bao gồm:
Loét dạ dày, hành tá tràng: Ninh nhừ thịt mèo cùng một ít muối và rượu.
Bệnh về gan, thận hư nhược: 100g thịt mèo nấu cùng 25g khởi tử, 10g hoàng tinh và 8g long nhãn.
Bệnh tràng nhạc có hạch chảy máu mủ: 100g thịt mèo nấu canh hoặc hầm và ăn vào lúc đói.
Thành kinh suy nhược, xuất huyết do dị ứng: 100g thịt mèo thái nhỏ hấp cách thủy với 30g đẳng sâm và 15g long nhãn.
Không chỉ thịt mèo mà các bộ phận khác của mèo cũng được sử dụng làm để chữa bệnh, chẳng hạn như:
Xương mèo có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, trừ thấp, giảm đau, trấn tĩnh. Xương mèo được nấu thành cao và sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh.
Mỡ mèo dùng trong chữa bỏng và làm lành vết thương.
Da lông mèo đốt thành tro và trộn với dầu vừng bôi chữa tràng nhạc, mụn nhọt.
Mật mèo (miêu đởm), nhất là mèo đen, có vị đắng, tính hàn, có tác dụng giảm đau, chống co thắt, chữa hen suyễn, đau bụng kinh niên.
Các dân tộc ít người sử dụng dạ dày mèo rừng để chữa cơ thể suy nhược, xanh xao, gầy yếu.
Hướng dẫn chế biến các món ăn ngon từ thịt mèo
Nếu bạn yêu thích hương vị đặc trưng của thịt mèo, vào giữa hoặc cuối tháng có thể chế biến những món ngon từ thịt mèo để thưởng thức. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ 2 công thức chế biến thịt mèo ngon:
Thịt mèo xào rau má
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 400g thịt mèo
- 300g rau má
- 3 nhánh sả, 3 quả ớt, 1 củ gừng.
- Gia vị: nước mắm, bột nêm, mì chính và mắm tôm, rượu trắng
Cách làm:
Bước 1: Sả rửa sạch, thái lát mỏng, gừng giã nhuyễn và ớt đem cắt lát mỏng, gừng giã nhuyễn. Rau má rửa sạch và thái thành từng đoạn nhỏ để ăn.
Bước 2: Thịt mèo rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, ướp thịt với ớt, muối, mắm, mắm tôm, mì chính trong 30 phút để gia vị ngấm đều vào thịt.
Bước 3: Đun nóng dầu trên chảo, cho sả và gừng vào xào đến khi sả chuyển sang màu vàng thì cho thịt vào đảo đều.
Bước 4: Khi thịt săn lại thì thêm vào chảo một ít rượu trắng và cho rau má vào đảo đều. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Thịt mèo xào sả ớt
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 300 – 400g thịt mèo lọc lấy thịt.
- 3 – 4 nhánh sả
- 1 -2 quả ớt
- Gia vị: đường, muối, mì chính, bột nêm…
Cách làm:
Bước 1: Thịt mèo rửa sạch và thái lát mỏng. Sả thái lát mỏng, ớt bỏ hạt và thái sợi.
Bước 2: Ướp thịt mèo với hạt nêm, mì chính, muối, đường, sả trong khoảng 15 phút.
Bước 3: Đun nóng dầu trên chảo, cho thịt đã ướp vào đảo đều, cho tiếp ớt vào đảo nhanh và tắt bếp.
Thịt mèo kỵ gì? Những ai không nên ăn thịt mèo?
Theo lương y Bùi Hồng Minh, thịt mèo không nên ăn cùng thịt ba ba, rùa và chó. Bởi chúng gặp nhau sẽ sinh ra chứng tích thực, khó tiêu, tích nhiệt, tả lỵ.
Một số đối tượng sau không nên hoặc cần hạn chế tối đa việc ăn thịt mèo để tránh nguy hiểm:
Những người mỡ máu cao, tiểu đường, bệnh gout không nên ăn thịt mèo. Bởi do thịt mèo có chứa hàm lượng cao dẫn đến nồng độ acid uric trong máu tăng cao và làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.
Phụ nữ mang thai không nên ăn thịt mèo bởi món ăn này có thể dẫn đến nguy cơ cao về sản giật và tiền sản giật.
Cần chú ý gì khi ăn thịt mèo?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Ăn thịt mèo không cẩn thận, nếu ăn phải mèo hoang, mèo dại chưa được chế biến chín kỹ… thì nguy cơ nhiễm bệnh dại là rất lớn.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, chuyên khoa Ký sinh trùng, cho biết khi tiếp xúc với chó, mèo, nhất là khi ăn thịt chúng, ấu trùng giun đũa chó mèo sẽ đi vào đường tiêu hóa, sau đó xuyên qua thành ruột theo dòng máu đi đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể như da, niêm mạc, gan, phổi, mắt, não, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Do vậy hiện nay nhiều bác sĩ, chuyên gia y tế khuyên mọi người không nên ăn thịt mèo, nhất là mèo không rõ nguồn gốc rõ ràng để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình.
Mời bạn tham khảo: