Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

11 điều thú vị và độc đáo về bạch tuộc ít người biết

0

Cập nhật vào 07/12

Bạch tuộc là loài động vật thông minh số 1 trong thế giới động vật không xương sống và đứng thứ hai trong số cư dân dưới đại dương, chỉ sau cá heo. Bạn có biết điều đó chưa? Bài viết này sẽ bật mí 11 điều thú vị và độc đáo về bạch tuộc mà bạn chưa biết.

Có khoảng 300 loài bạch tuộc đã được phát hiện trong thế giới đại dương rộng lớn. Loài động vật không xương sống này có ngoại hình trông giống như một cái mái vòm hay cái bát úp lên trên một đống râu mực cỡ lớn vậy. Phần thân bạch tuộc chứa tất cả những cơ quan nội tạng quan trọng bao gồm cả 3 trái tim, 2 tim bơm máu cho mang, còn 1 tim sẽ bơm máu đi toàn bộ cơ thể.

1. Tua bạch tuộc mạnh đến mức có thể đạp vỡ kính

Tên gọi “bạch tuộc” xuất phát từ tiếng Latinh, có nghĩa là “tám chân”. Loài bạch tuộc sống trong nước ấm thường nhiều hơn loài bạch tuộc sống trong nước lạnh. Loài to nhất có trọng lượng tương đương với một con gấu. Bạch tuộc có 8 tua vươn dài và kết thúc bằng một xúc tu bạch tuộc, giúp chúng chuyển động và bắt mồi dễ dàng. Mỗi tua của nó có thể nâng một vật nặng đến 2kg và có con còn có khả năng dùng tua đạp vỡ kính.

2. Thị lực tốt nhưng không có khả năng nghe

Mắt bạch tuộc có thể đảo tròn mọi phía. Bạch tuộc có khả năng nhìn rất tinh, nó có thể nhận ra ngay con mồi hoặc con vật săn lùng chúng từ xa để lao đến bắt hay lẩn trốn. Thị lực của bạch tuộc rất tốt nhưng chúng lại không có khả năng nghe thấy mọi thứ xung quanh.

bạch tuộc

Mắt bạch tuộc có thể đảo tròn mọi phía.

3. Xúc giác nhạy bén

Bên cạnh việc sở hữu đôi mắt tinh, bạch tuộc có xúc giác khá nhạy bén vì miệng hút của chúng còn cảm nhận được các hóa chất, cảm nhận được cả mùi và vị, chúng kết hợp cả mũi lẫn lưỡi như ở người.

4. Bạch tuộc có 3 quả tim

Bạch tuộc có 3 quả tim, một để bơm máu đến toàn thân và hai quả còn lại chuyên phục vụ cho sự chuyển động của các tua. Bạch tuộc không có xương, toàn cơ bắp. Bạch tuộc có thể ép mình lại để chui qua một lỗ thủng rất nhỏ. Máu bạch tuộc là màu xanh chứ không hề có màu đỏ như chúng ta nghĩ.

5. Vòng đời rất ngắn

“Chết yểu” là hai từ mà người ta hay nói về loài vật này. Bạch tuộc có cuộc sống ngắn từ 6 tháng tới vài năm. Những con bạch tuộc có kích thước càng nhỏ thì càng chết sớm. Bạch tuộc đực sau khi giao phối thì được xem là hoàn thành nghĩa vụ và ít lâu sau sẽ chết. Còn bạch tuộc cái sẽ trút hơn thở cuối cùng sau khi sinh con, chúng luôn chết đói và kiệt sức.

6. Sinh 150.000 trứng trong hai tuần

Bạch tuộc cái có khả năng đẻ tới 150.000 trứng trong hai tuần. Khi sinh xong, con cái sẽ không kiếm mồi mà chỉ tập trung vào việc bảo vệ trứng của mình. Điều này khiến những con bạch tuộc con sau khi sinh ra sẽ không có mẹ bởi mẹ chúng đã chết vì đói và thiếu dưỡng chất trong một thời gian dài.

7. Khả năng tự vệ cao

Khi gặp nguy hiểm, bạch tuộc sẽ phun một bãi mực đen và cay vào thẳng mặt kẻ thù. Kẻ tấn công nó sẽ không thể nhìn thấy gì cho đến khi đám mực đó tan hết và khi đó cũng là lúc bạch tuộc đã chạy thoát.

8. Thông minh số 1 trong thế giới động vật không xương sống

Bạch tuộc có khả năng phân biệt màu sắc và hình dạng. Nó biết cách sử dụng những tua dài của mình một cách thông minh để nâng nắp bể kính đang nhốt nó. Nó vừa tò mò, vừa có tình cảm, hệt như  con người.

bạch tuộc có khả năng phân biệt màu sắc và hình dạng

Bạch tuộc có khả năng phân biệt màu sắc và hình dạng.

9. Xúc tu là công cụ bắt mồi hiệu quả

Những xúc tu trên tua của bạch tuộc có tác dụng như giác hút, hỗ trợ bạch tuộc có thể giữ chặt con mồi đồng thời các xúc tu này còn giúp bạch tuộc xác định được hình dạng và địa hình của những thứ nó bám vào.

10. Tua bạch tuộc có thể mọc lại

Cũng giống như thằn lằn có khả năng tự mọc lại đuôi, bạch tuộc cũng có thể mọc các tua có hình dạng như cũ khi bị mất.

Xem thêm:

11. Tốc độ bắn nước của bạch tuộc lên đến 25km/h.

Bạch tuộc thường tích nước vào phần thân rồi bắn ra với tốc độ cực nhanh tạo thành một phản lực giúp đẩy cả cơ thể của chúng về phía trước nhằm di chuyển nhanh khi bị tấn công. Tốc độ này vào khoảng 25km/h.

Bạn thấy loài bạch tuộc thú vị thế nào? Thế giới động vật ngoài kia còn rất nhiều điều hấp dẫn và kỳ bí đang chờ bạn khám phá thêm nữa đấy.

Một số tác dụng của bạch tuộc đối với sức khỏe

Tăng cường sức đề kháng

Trong thịt bạch tuộc có chứa các chất như: canxi, kali, phốt pho, vitamin và một số axit béo omega-3. Các chất này giưp cơ thể có khả năng tăng cường sức đề kháng. Từ đó phòng ngừa được nhiều bệnh.

Chữa rối loạn nhịp tim

Với khoa học ngày càng hiện đại, người ta bài chế được chất octopamin từ bạch tuộc. Chất này có tác dụng gây mê, cường giao cảm, có chứa một hoạt chất có khả năng trị bệnh rối loạn nhịp tim. Do đó người bị bệnh tim mạch nên bổ sung món bạch tuộc vào bữa ăn hàng ngày.

Chữa cơ thể suy nhược gầy yếu

Những người bị suy nhược cơ thể sau những ngày lao động quá sức nên dùng thịt bạch tuộc nướng giòn và tán thành bột. Liều lượng dùng: 6- 10 gram/ ngày. Mỗi ngày uống 3 lần. Uống với rượu hoặc nước ấm, chắc chắn bạn sẽ thấy tác dụng bất ngờ đối với sức khỏe của mình.

Để tìm hiểu thêm về những lợi ích của loài bạch tuộc, bạn hãy tham khảo bài viết: 10 tác dụng của bạch tuộc đối với sức khỏe ít người biết

3.3/5 - (6 bình chọn)
Share.

Comments are closed.