Cập nhật vào 07/05
Trước kia, tôm sú chỉ sinh sống ở biển nhưng do nhu cầu người tiêu dùng nên loại tôm này đã được nuôi trồng ở các vùng nước ngọt. Tìm hiểu ngay cách nuôi tôm sú đạt giá trị dinh dưỡng cao trong bài sau.
Tôm sú là loài tôm biển được ưa chuộng khắp thế giới. Tôm sú có kích thước lớn, trung bình dài khoảng 36cm mỗi con và đồng thời khối lượng cũng lớn hơn so với các loại tôm khác, lên đến 650gr/con. Vỏ tôm dày và thường có nhiều màu như đỏ, nâu, xám, xanh đan xen. Thịt tôm sú cũng dai , chắc và ngọt thơm hơn các loài tôm khác Tôm sú là loài thủy sản có tính hàn nên chúng cực kì mẫn cảm, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ môi trường sống, thời tiết thay đổi,… bị ảnh hưởng bởi khí hậu.
Giá trị dinh dưỡng của tôm sú
Tôm sú là một nguồn dinh dưỡng dồi dào với protein và nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, tôm sú không chứa chất béo và có hàm lượng calor thấp.
Trong tôm sú có các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như:
- Protein
- Vitamin B12
- Sắt
- Selen
- Canxi
- Omega – 3

Cách nuôi tôm sú
Môi trường sống của tôm sú
Tôm sú ưa thích và phát triển ở nhiệt đổ từ 18 đến 30 độ C. Chúng rất dễ bị bệnh và chết do nhiệt độ môi trường thay đổi thất thường.
Độ pH trong nước thích hợp cho tôm sú sinh trưởng vào khoảng 7.5 đến 8.5. pH trong nước cũng cần phải giữ ổn định trong ngày, tránh dao động vượt quá 0.5.
Tôm không ưa ánh sáng và thường thích sống ở vùng đáy. Do vậy bà con nên giữ độ trong của nước không quá cao, trong khoảng 30 cm là hợp lí.
pH trong nước phụ thuộc rất nhiều vào độ kiềm trong ao nuôi. Giữ độ kiềm ổn định ở mức 80 – 120 mg/l sẽ giúp cho tôm không bị sốc do biến đổi môi trường và tăng khả năng kháng bệnh của tôm.
Để cần bằng được môi trường nước nuôi tôm, bạn có thể sử dụng thêm các che pham sinh hoc cho tom để hỗ trợ.

Mật độ nuôi tôm sú
Mật độ nuôi tôm sú có sự khác nhau giữa phương pháp nuôi tôm sú thâm canh và nuôi tôm sú quảng canh. Tùy theo khả năng và điều kiện ao nuôi mà người nuôi tôm cần lựa chọn mật độ tôm sú cho phù hợp. Thả từ 4 – 12 con tôm/ m2 và chia thành nhiều lần thả, thời giam mỗi lần thả cách nhau khoảng 2 tháng. Nếu muốn nuôi tôm sú mật độ cao nên lựa chọn mô hình thâm canh, số lượng con có thể thả trong 1 m2 giao động từ 25 đến 50 con.
Các loại ao, bể để nuôi tôm sú
Trước đây người dân thường nuôi tôm sú trên ao bạt và ao chìm,tuy nhiên do đặc thù của tôm sú là lòai động vật máu lanh nên cơ thể rất dễ bị môi trường tác động, dẫn đến bị bệnh và chết nhiều. Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm sú ở Việt Nam đang chuyển hướng mạnh sang mô hình nuôi tôm sú trong bể xi măng, do nó đem lại nguồn thu lớn cho người chăn nuôi. Mặc dù kĩ thuật và công nghệ nuôi tôm sú trong bể xi măng yêu cầu cao hơn so với các phương pháp nuôi tôm khác. Tuy nhiên, cách nuôi tôm mới mẻ này lại giúp cho quá trình nuôi và chăm sóc tôm được dễ dàng, dễ kiểm soát, ổn định môi trường nuôi, giảm thiểu số lượng tôm bị bệnh.
Thức ăn nuôi tôm sú
Trong quá trình chuẩn bị ao nuôi, bà nuôi cần phải bón phân màu cho ao, điều này giúp cho động, thực vật phù du trong ao phát triển. Đây chính là nguồn thức ăn tự nhiên của tôm sú. Nguồn thức ăn này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu khi tôm còn bé.
Bên cạnh thức ăn tự nhiên, để đảm bảo cho tôm sú phát triển khỏe mạnh và không bị bệnh, tăng tỷ lệ sống cần phải cung cấp thức ăn công nghiệp dạng viên và cho vào máy cho tôm ăn, hỗ trợ công đoạn rắc thức ăn cho tôm diễn ra nhanh chóng hơn. Thức ăn công nghiệp phải xét xem giá trị dinh dưỡng sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. Cần phải bổ sung các chất vitamin C, chất khoáng, men tiêu hóa,… cho tôm ngay từ giai đoạn ươm giống. Tôm từ 1 tháng tuổi trở lên thì cần những thức ăn có độ đạm cao khoảng 50% để phát triển.+-
Ngoài ra, trong quá trình nuôi tôm, nên kết hợp sử dụng các loại Thuốc tôm để nâng cao sức khỏe cho tôm, từ đó đạt giá trị dinh dưỡng cao hơn.
Phân biệt tôm sú nuôi và tôm sú biển
Ngày nay, do nhu cầu của thị trường, tôm sú đã được nuôi trồng khá phổ biến. Tuy nhiên, những con tôm sú đánh bắt tự nhiên vẫn cho hương vị ngon và đặc sắc hơn. Để đảm bảo cho bữa ăn, bạn cần phân biệt được tôm sú nuôi và tôm sú biển thông qua hình dáng bên ngoài của nó.
Tôm sú biển tự nhiên thường có màu đỏ hoặc ánh vàng đặc trưng, kích thước to và không đồng đều. Trong khi đó, tôm sú được nuôi sẽ có màu xanh giống với những loại tôm khác, kích thước nhỏ hơn so với tôm sú biển.
Các loại bệnh tôm sú thường mắc phải
Do việt nam ta là đất nước nhiệt đới nên thời tiết sẽ liên tục thay đổi làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tôm sú, cùng với đó là các loại bệnh mà tôn sú dễ mác phải như sau:
- Bệnh đen mang là bệnh thường gặp khi ao nuôi ở trong tình trạng không tốt, nước ao bị nhiễm độc hoặc mật độ tôm nuôi quá cao, tôm bị bệnh thường bị đen ở mang , chân và thân sau đó chúng yếu đần và chết
- Bệnh đóng vôi, đóng rong thường xuất hiện khi tôm trưởng thành. Tôm bị bệnh có hiện tượng đóng rong ở thân, tôm nhỏ yếu, ăn ít, mang tôm đổi màu.tôm bị bệnh này chủ yếu do bị nấm , vi khuẩn trong tác động với nhau gây ra
- Bệnh vỏ phát sáng thường xuất hiện ở những con tôm giống và tôm trưởng thành. Tôm bị bệnh có phản ứng chậm, bơi lờ đờ vô định, hệ tiêu hóa suy giảm, vỏ tôm phát ra ánh sáng trắng hoặc xanh lục vào ban đêm, tôm sẽ chết sau 45 ngày nhiễm bệnh.
Để ngăn chặn các bệnh trên xuất hiện trong đàn tôm, người nuôi trồng cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh hợp lý.
- Chuẩn bị môi trường nuôi và ao nuôi tôm sú theo đúng quy trình, sạch sẽ, có nồng độ pH, độ kiềm và độ mặn hợp lý.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước sạch, hệ thống quạt nước cung cấp oxy cho tôm.
- Áp dụng biện pháp nuôi tôm an toàn, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho tôm trong từng giai đoạn phát triển của tôm.
- Định kỳ kiểm tra tôm và môi trường ao nuôi.
- Phát hiện tôm nhiễm bệnh kịp thời để có biện pháp xử lý.
Tham khảo thêm các thông tin về nuôi tôm tại:
Thế giới Tôm
- Website: thegioitom.com
- Facebook:
- Số điện thoại: 0971 890 120