Cập nhật vào 30/10
Một số người khá chú trọng trong vấn đề kiêng kỵ ăn uống trong ngày đầu tháng thắc mắc không biết mùng 1 có nên ăn hàu hoặc ăn cua không. Câu trả lời sẽ có trong bài viết.
Mùng 1 có nên ăn hàu không? Ăn hàu có tốt không?
Theo chúng tôi tìm hiểu thì quan niệm xưa chỉ kiêng ăn một số món mang ý nghĩa xui xẻo vào ngày mùng 1 như: thịt vịt, mực, thịt chó, thịt ba ba, cá mè, mắm tôm, trứng vịt lộn, tôm… Không có thông tin nào về việc nên ăn kiêng hàu vào ngày mùng 1. Bởi thế ngày mùng 1 đầu tháng âm lịch, nếu thèm thì bạn vẫn có thể ăn hàu bình thường.
Với hàu, bạn có thể ăn với rất nhiều món ngon hấp dẫn như: hàu nướng mỡ hành, hàu nướng phô mai, hàu chiên giòn, hàu nấu canh hẹ, đậu phụ nhồi hàu, hàu hấp gừng, hàu phô mai đút lò, hàu xào chua ngọt…
Để trả lời cho câu hỏi ăn hàu tốt không, chúng ta cùng tìm hiểu các thành phần dinh dưỡng có trong món hàu.
Trong 100g hàu cung cấp các chất dinh dưỡng sau:
- Lượng calo: 68
- Chất đạm: 7 gam
- Chất béo: 3 gam
- Vitamin D: 80% lượng tham chiếu hàng ngày (RDI)
- Thiamine (vitamin B1): 7% RDI
- Niacin (vitamin B3): 7% RDI
- Vitamin B12: 324% RDI
- Sắt: 37% RDI
- Magiê: 12% RDI
- Phốt pho: 14% RDI
- Kẽm: 605% RDI
- Đồng: 223% RDI
- Mangan: 18% RDI
- Selenium: 91% RDI
Hàu chứa ít calo nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm protein, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất.
Việc ăn hàu với liều lượng điều độ mang lại rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, cụ thể:
- Tốt cho hệ thần kinh, não bộ: Vitamin B12 và omega 3 có trong hàu là dưỡng chất quan trọng để duy trì hệ thần kinh được khỏe mạnh, tốt cho não bộ ở cả trẻ em và người lớn.
- Tốt cho sinh lý đàn ông: Trong hàu chứa hàm lượng kẽm lớn, đây là một chất dinh dưỡng giúp cho nội tiết tố testosterone của nam giới được ổn định, làm tăng quá trình lưu thông máu, nhất là lưu lượng máu di chuyển đến cơ quan sinh dục nam, nhờ đó làm tăng khả năng sinh sản ở nam giới.
- Giúp xương khớp chắc khỏe: Hàu chứa nhiều khoáng chất khác như canxi, selen, kẽm, phốt pho, đồng và sắt đều góp phần làm tăng mật độ của xương, đồng thời giúp xương trở nên chắc khỏe hơn.
- Tốt cho tim mạch: Nhờ đặc tính chống viêm của omega-3, hàu giúp cho người ăn giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Tốt cho gan: Hàu không chỉ có nhiều loại vitamin mà còn chứa một hợp chất chống oxy hóa mạnh nổi bật là DHMBA (tên gọi đầy đủ là 3.5-Dihydroxy-4-methoxybenzyl alcohol), có lợi cho sức khỏe gan và tim. DHMBA có khả năng bảo vệ tế bào gan của con người tránh khỏi sự gây hại và phá hủy tế bào gan do sự hoạt động của quá trình stress oxy hóa.
- Chữa lành vết thương: Hàm lượng kẽm lớn trong hàu mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, bao gồm tốc độ chữa lành vết thương nhanh hơn và tăng hệ thống miễn dịch chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng và vi khuẩn.
Những điều cần lưu ý khi ăn hàu:
Hạn chế ăn hàu sống: Nếu ăn hàu sống nhiễm khuẩn, cơ thể dễ nhiễm khuẩn Norovirus gây ra viêm ruột, viêm dạ dày. Bên cạnh đó, khuẩn Vibrio có trong hàu có thể gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu.
Do hàu có vị tanh, tính mát, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nên những người có tỳ vị yếu, khó tiêu hóa hay đang bị tiêu chảy thì không nên ăn.
Nếu bạn bị dị ứng hải sản thì tốt nhất là nên tránh xa hàu. Bạn cũng cần lưu ý không nên dùng quá nhiều hàu cùng lúc để tránh thừa kẽm.
Mùng 1 ăn cua có được không? Ăn cua có tốt không?
Cũng tương tự như hàu, hiện không có bất cứ ghi chép hay quan niệm xa xưa nào nói về việc cần kiêng ăn cua vào ngày mùng 1 đầu tháng. Hơn nữa cua sau khi đem hấp, rang, xào… thì lớp vỏ thường chuyển sang màu cam đỏ – đây mà màu sắc may mắn của người Việt Nam nói riêng và người phương Đông nói chung. Do vậy trong ngày mùng 1, bạn có thể ăn cua bình thường, không cần kiêng kỵ gì.
Trong 100g cua biển chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
- Năng lượng: 103 kcal
- Đạm: 17.5 g
- Canxi: 141 mg
- Kali: 322 mg
- Sắt: 3.8 mg
- Nước: 73.9 g
- Chất béo: 600 mg
- Phốt pho: 191 mg
- Natri: 316 mg
- Vitamin A: 36 mcg
Với cua biển, bạn có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như: cua hấp, cua rang muối, cua rang me, cua sốt mỡ hành, cua trộn gỏi rau, bánh canh cua Cà Mau…
Ăn cua mang lại một số tác dụng tốt sau:
- Ngăn ngừa thiếu máu: Vitamin B12 và folate sẽ làm giảm nguy cơ thiếu máu. Trong đông y, thịt cua biển cũng đã được biết đến như là một thực phẩm bổ khí dưỡng huyết, ích xương tủy và thông kinh lạc, các chứng đau tê liên quan đến huyết ứ.
- Tốt cho hệ tim mạch: Thịt cua có hàm lượng axit béo omega-3 cao đáng chú ý, trong khi nhiều người cho rằng tất cả các chất béo đều có hại thì omega-3 lại thực sự cân bằng mức cholesterol, giảm đông máu và thúc đẩy hoạt động chống viêm khắp cơ thể. Điều này có thể làm giảm huyết áp, giảm căng thẳng cho tim và ngăn ngừa sự phát triển của xơ vữa động mạch.
- Tốt cho não bộ: Trong cua chứa nhiều vitamin B2, selen và axit béo omega-3, đây đều là những chất rất tốt cho hoạt động của hệ thần kinh.
- Tốt cho xương: Hàm lượng phốt pho ở cua cao có tác dụng làm chắc xương khớp.
Những điều cần lưu ý khi ăn cua:
Không ăn cua đã chết: Sau khi cua chết, những vi khuẩn trong cơ thể cua nhanh chóng sinh sôi nảy nở và thâm nhập vào phần thịt cua, khiến cho người ăn dễ buồn nôn, đau bụng, đi ngoài.
Cần nấu chín kỹ cua khi ăn: Đường ruột của cua chứa rất nhiều vi khuẩn và bùn đất. Nhiều người do chưa rửa sạch cua, khi chế biến lại chưa nấu chín kĩ, nên khi ăn vô hình chung đã ăn cả những vi khuẩn gây bệnh lẫn những kí sinh trùng ở cua vào cơ thể, ăn vào dễ đau bụng.
Không uống trà, ăn hồng chín sau khi ăn cua: Lý do bởi nước trà có thể làm loãng axit trong dạ dày, khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài. Đối với hồng, chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể dẫn đến những phản ứng xấu như buồn nôn, đau bụng, đi ngoài.
Người bị viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật và những người bị bệnh viêm gan cũng nên hạn chế ăn cua.
Người mắc bệnh tim mạch vành, bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao nên ăn ít hoặc không ăn, bởi vì trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc những chứng bệnh trên.
Mời bạn tham khảo: