Cập nhật vào 30/10
Dân gian xưa thường kiêng ăn thịt chó vào ngày mùng 1 đầu tháng, đầu năm, rằm tháng giêng, tháng cô hồn bởi cho rằng ăn thịt chó vào những ngày này sẽ rất xui xẻo. Quan niệm này có đúng không?
Mùng 1 ăn thịt chó có sao không?
Thịt chó theo dân gian xưa được xếp vào top đầu các món ăn nên kiêng kỵ ăn vào ngày mùng 1. Lý giải điều này là bởi:
- Thứ nhất, chó là động vật trung thành, khôn lanh, gần gũi và giúp gia chủ trông nhà. Loài động vật này cũng rất gần gũi, sống có tình cảm nên do vậy người ta kiêng ăn vào dịp đầu tháng.
- Thứ 2, chó vốn là động vật ăn tạp, hôi, bẩn, có kiếp sống đê hèn, chịu đựng. Người ta cho rằng ăn thịt chó mùng 1 đầu tháng, đầu năm dễ gặp đen đủi, xui xẻo cả tháng, cả năm, khiến cho mọi việc xáo trộn, thất bát.
- Thứ 3, khi ăn thịt chó, người ta thường ăn kèm mắm tôm. Mắm tôm cũng là một trong những món kiêng ăn mùng 1 bởi nó có mùi hôi, nặng mùi. Trong khi đó các dịp đầu tháng, đầu năm mọi người thường hay đến các chùa, đền, miếu thắp hương hoặc thắp hương trên bàn thờ gia tiên. Nếu người ám mùi hôi sẽ bất kính đối với các bề trên, thần linh, tổ tiên.
Mùng 2, mùng 3 ăn thịt chó có sao không?
Đa phần nếu chỉ là công nhân viên chức, người lao động bình thường thì mọi người hầu như chỉ kiêng ăn thịt chó vào ngày mùng 1, sang mùng 2, mùng 3 là mọi người bắt đầu có thể ăn uống bình thường. Thế nhưng đối với những người buôn bán, kinh doanh, họ sẽ kỹ tính hơn và thường kiêng ăn thịt chó lâu hơn, có thể là qua mùng 3 hoặc mùng 5, thậm chí qua cả mùng 10, tùy vào quan niệm của từng người.
Dưới góc độ khoa học thì cho đến nay chưa có nghiên cứu hay bằng chứng nào cho biết ăn thịt chó mùng 1, mùng 2, mùng 3 sẽ gặp xui xẻo hay đen đủi. Quan niệm kiêng ăn thịt chó đầu tháng, đầu năm xuất phát từ quan niệm xa xưa và truyền đến ngày nay, mọi người thường có tâm lý “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên cứ nghe theo và thành thói quen kiêng ăn thịt chó ngày mùng 1.
Ngày rằm ăn thịt chó có sao không?
Thường người ta sẽ kiêng ăn thịt chó vào rằm tháng giêng (tháng 1 âm lịch) và rằm tháng 7 âm lịch. Còn những ngày rằm tháng còn lại mọi người vẫn ăn thịt chó bình thường. Mọi người cho rằng ăn thịt chó vào rằm tháng giêng, tháng 7 sẽ rất xui xẻo, đen đủi, mọi chuyện đều không thuận lợi như mong muốn.
Tháng cô hồn ăn thịt chó được không?
Theo đạo Phật vào tháng 7 âm lịch mọi người nên kiêng kỵ tránh sát sinh, ăn những món ăn từ thịt động vật. Đồng thời chó là con vật giàu tình cảm, sống thân thiết với con người nên người xưa sẽ không giết hại, ăn thịt chúng vào các ngày lễ truyền thống của dân tộc.
Cách giải xui khi ăn thịt chó đầu tháng
Với những người hơi tín và tin vào các quan niệm kiêng kỵ ăn uống trong ngày mùng 1, nếu lỡ quên ăn thịt chó vào đầu tháng, đầu năm chắc hẳn sẽ rất lo lắng, tâm lý trở nên bất an. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách giải xui khi ăn thịt chó đầu tháng, đầu năm:
- Dùng muối trắng: Muối được xem là thứ dùng để trừ tà, giải xui rất tốt. Bạn chỉ cần lấy 1 nắm muối nhỏ rải từ từ phía sau vai trái xuống nền nhà là được. Chú ý, không nên ném muối qua vai trái vì như vậy sẽ mang lại xui xẻo cho bạn.
- Ăn các món mang ý nghĩa may mắn: thịt gà luộc, xôi gấc, dưa hấu, táo đỏ, thanh long đỏ, cá chép…
- Đốt trầm hương: Bạn nên đốt hương trầm, sau đó cắm lên bàn thờ tổ tiên và cầu mong những điều may mắn đến với bạn. Hương thơm của mùi trầm sẽ giúp tăng sinh khí cho ngôi nhà, từ đó mang đến may mắn cho gia chủ.
- Đốt nến: Đốt nến cũng giúp mang lại năng lượng tốt cho gia chủ, hóa giải những điều không may. Bạn hãy đốt 2 cây nến đỏ, 1 cây nến trắng và để ở góc nhà là được.
Ăn thịt chó cuối tháng có được không?
Trái ngược với quan niệm kiêng ăn thịt chó đầu tháng, người ta thường ăn thịt chó nhiều vào ngày cuối tháng. Họ cho rằng đây là món ăn xả xui, giúp những chuyện đen đủi, xui xẻo trong tháng vừa qua có thể qua nhanh và biến mất, chuẩn bị khởi đầu tháng mới may mắn và suôn sẻ hơn. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy quán thịt chó vào các ngày cuối tháng âm lịch sẽ rất đông, nhộn nhịp, nhiều nhất là cánh mày râu cùng ngồi nhâm nhi với bia rượu.
Cần chú ý gì khi ăn thịt chó?
- Không uống chè sau khi ăn thịt chó: dễ gây ung thư.
- Kiêng ăn thịt chó với thịt gà: Thịt gà tính cam ôn, thịt chó, gan chó cũng cam ôn đại nhiệt, ăn cùng sẽ tích nhiệt sinh ra đi kiết.
- Kiêng ăn thịt chó với thịt dê: Thịt chó tính cam ôn, dê tính đại nhiệt, khi hai thứ gặp nhau sẽ sinh ra chứng tích thực, thức ăn khó tiêu, sẽ tích nhiệt, sinh ra chứng tả lỵ.
- Kiêng ăn thịt chó với tỏi và lòng trâu: Nếu ăn cùng thịt chó với tỏi và lòng trâu, bạn có thể bị đau bụng, đi tả do tỏi đại tân, đại nhiệt, lòng trâu cam hàn, cả hai đều tương phản với thịt chó.
- Kiêng ăn thịt chó kết hợp cá chép: Cá chép tính vị cam có tác dụng hạ thủy khí. Còn thịt chó tính cam ôn có công năng sinh thủy khí và thấp nhiệt. Nếu ăn lẫn dễ sinh chứng hàn, nhiệt và kiết lỵ.
Những người cần tránh ăn thịt chó?
Theo Đông y, những người có thể thận âm hư và thể tâm thận bất giao (biểu hiện người gầy, hay bị nóng trong, lòng bàn tay và bàn chân nóng, đổ mồ hôi trộm, ngủ kém hay mê, miệng khô họng khát, lưng đau gối mỏi, đi tiểu đêm nhiều lần, thích uống nước mát, di tinh, liệt dương) không thích hợp ăn thịt chó.
Thịt chó thuộc tính nhiệt và có tác dụng bổ dưỡng mạnh, sau khi ăn dễ bị cao huyết áp, thậm chí dẫn tới vỡ mạch máu não. Do đó người có bệnh mạch máu não không nên ăn thịt chó, người bị viêm đại tràng hoặc bệnh nặng mới khỏi cũng không nên ăn.
Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc mùng 1 ăn thịt chó có sao không. Nhìn chung việc kiêng kỵ nên ăn hoặc không nên ăn thịt chó ngày mùng 1, cuối tháng đều là quan niệm xa xưa, việc ăn hay không ăn tùy thuộc quan điểm từng người, từng vùng địa phương.
Mời bạn tham khảo: