Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Ăn bạch tuộc có độc không? Làm gì khi bị ngộ độc bạch tuộc?

0

Cập nhật vào 19/09

Có hơn 300 loài bạch tuộc khác nhau và bạch tuộc đốm xanh là loại bạch tuộc cực độc. Không chỉ vậy, nếu bạn mua phải bạch tuộc tẩm hóa chất cũng có những độc tính nguy hại đến sức khỏe.

1. Loại bạch tuộc nào có độc?

Bạch tuộc có độc là loại bạch tuộc đốm xanh hay còn gọi là mực tuộc xanh, nó có những vòng xanh lốm đốm rất đẹp trên da.

Đây là loài mực nhỏ, cân nặng trung bình khoảng 50gram, thân dài không quá 50mm, có 8 tay bám dài chừng 8-10 cm. Loài này sống ở các vùng nhiều san hô chết và các rạn san hô ven bờ vùng Bình Thuận, Khánh Hòa, Côn Đảo. Trong cơ thể chúng có một độc tố thần kinh rất mạnh là Tetrodotoxin. Chất độc này không bị nhiệt phá hủy nên dù có sấy khô, nấu chín cũng không thể loại bỏ nó. Khi ăn phải, chỉ trong vòng 5 – 10 phút, độc chất Tetrodotoxin đã vào máu và sau 20 phút đạt nồng độ cao nhất trong máu.

Bạch tuộc độc đốm xanh là loài có độc

Sau vài giờ, các dấu hiệu ngộ độc xuất hiện như tê môi, lưỡi, miệng, tê ngón tay, bàn tay, bàn chân, đau đầu, vã mồ hôi, đau bụng, buồn nôn, nôn và tăng tiết nước bọt, liệt cơ, trong đó có cơ hô hấp dẫn đến ngừng thở. Bệnh nhân tụt huyết áp, có thể chết rất nhanh trong vòng 4 – 24 giờ.

Mặt khác, trong một số loại bạch tuộc có những vi sinh vật gây bệnh cho người, thường gặp là Coliform (gây tiêu chảy), Staphylococcus (gây ngộ độc với các dấu hiệu buồn nôn, nôn, tiêu chảy dữ dội…), Salmonella (gây sốt nhẹ, nhức đầu, nôn, tiêu chảy, hoặc gây ra sốt thương hàn). Ngoài ra, bạch tuộc chết còn có một tác nhân gây ngộ độc, dị ứng là histamin. Chất này chịu được nhiệt nên dù nấu chín, nó vẫn còn trong món ăn.

Chia sẻ với bạn: Nội thất Đức Khang là đơn vị sản xuất và phân phối các sản phẩm nội thất phòng giám đốc uy tín, chất lượng của các thương hiệu nổi tiếng trong đó có các mẫu ghế dành giám đốc. Nếu bạn có nhu cầu, hãy tham khảo tại danh mục: Ghế làm việc giám đốc Nội thất Đức Khang.

2. Ăn bạch tuộc có độc không?

Phần lớn các loài bạch tuộc được sử dụng làm thức ăn cho con người đều là những loài bạch tuộc lành tính, không có độc. Tuy nhiên, nếu như bạn mua phải bạch tuộc ngâm, tẩm hóa chất thì cũng rất dễ gặp phải những nguy hại cho sức khỏe.

Nếu bạch tuộc còn tươi ngon sẽ không cần dùng đến hóa chất như oxy già để tẩy trắng, trong trường hợp phải dùng oxy già tức là hải sản đã hư hỏng, ôi, kém chất lượng. Khi bạch tuộc sau khi chết vài giờ là bị phân hủy. Trong quá trình phân hủy sẽ tạo ra độc tố histamine.

Bạch tuộc bị ngâm hóa chất gây độc

Nếu sử dụng thêm các hóa chất tẩy trắng hay bảo quản sẽ càng tăng thêm độc chất. Dưỡng chất của bạch tuộc không còn nguyên chất nữa. Dù được rửa kỹ nhiều lần vẫn không thể loại bỏ được hết các dẫn xuất độc hại của urê hay oxy già đã ngấm sâu vào thực phẩm. Dùng những thực phẩm này khi đó dễ gây hại cho sức khỏe.

Theo quy định của Bộ Y tế, oxy già, urê không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được phép cho vào thực phẩm. Đối với urê, người dùng có thể bị ngộ độc cấp tính nếu ăn phải các loại hải sản như cá, mực… có dư lượng urê cao. Ăn thường xuyên dù ở hàm lượng ít, urê cũng tích tụ dần vào cơ thể gây ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng đến gan, thận, gây tiêu chảy, rối loạn thần kinh…

3. Làm gì khi bị ngộ độc bạch tuộc?

Khi có những dấu hiệu ngộ độc như tê môi, tê tay…, cần tiến hành ngay các biện pháp sơ cứu, gồm kích thích gây nôn, nếu có than hoạt tính thì nên người bị ngộ độc uống luôn với liều lượng:

  • Người lớn uống 30gr than hoạt hòa với 250ml nước chín,
  • Trẻ 1 -12 tuổi uống 25gr than hoạt với 100 – 200 ml nước chín,
  • Trẻ dưới một tuổi cho 1gr than hoạt cho mỗi kg cân nặng pha với 50ml nước chín.

Than hoạt có tác dụng hấp phụ chất độc và hơi độc ở đường tiêu hóa. Nếu cho uống sớm trong vòng một giờ sau khi ăn, hiệu quả sẽ cao hơn. Nếu nạn nhân rối loạn ý thức, thở yếu hoặc ngừng thở, phải nhanh chóng thổi ngạt miệng – miệng hoặc miệng – mũi.

Làm gì khi bị ngộ độc bạch tuộc?

Nếu ngộ độc do vi sinh vật, tiêu chảy nhiều, cần bù nước bằng dung dịch Oresol hoặc nước muối đường. Trong mọi trường hợp, phải tìm mọi cách nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được áp dụng các biện pháp điều trị cấp cứu tích cực.

Thông tin sức khỏe dành cho bạn: Rau cần tây có tác dụng gì?

4. Cách phân biệt bạch tuộc tươi và bạch tuộc ngâm hóa chất

Để tránh mua nhầm phải bạch tuộc ngâm hóa chất gây hại cho cơ thể, người tiêu dùng nên tham khảo những cách nhận biết dưới đây:

Hình dáng

Nếu chú ý quan sát, bạn có thể thấy, những con bạch tuộc có lớp da căng, bóng mịn nhưng thân không bị trương phình chắc chắn là bạch tuộc tươi , chất lượng.

Cách phân biệt bạch tuộc tươi và bạch tuộc ngâm hóa chất

Những con bạch tuộc phải sử dụng đến hóa chất để khôi phục chất lượng sẽ có lớp da nhăn nheo, không được bóng mịn bởi tác dụng của hóa chất rất mạnh.

Màu sắc

Những con bạch tuộc tươi ngon thường có phần lưng màu nâu xám, ánh lên màu xanh, phần bên dưới dụng các thớ thịt có màu trắng sáng, trong khi đó bạch tuộc tẩy rửa bằng hóa chất sẽ có màu trắng bệch toàn thân, trông màu sắc nhợt nhạt không thấy độ tươi ngon của bạch tuộc.

Mắt

Rất ít người tiêu dùng lưu ý đến mắt của bạch tuộc khi mua hàng nhưng đây chính là một trong những dấu hiệu giúp người tiêu dùng nhận biết và quan sát nhanh nhất. Nếu như bạch tuộc tự nhiên có tròng mắt trong sáng thì bạch tuộc ngâm hóa chất lại mang một màu trắng mờ do tác dụng mạng của hóa chất tẩy rửa.

Chế biến

Nhiều người cho rằng nhận biết khi chế biến là quá muộn, tuy nhiên nếu không thể tìm ra những dấu hiệu bất thường từ bạch tuộc sống thì đến khi chế biến, bạn vẫn có thể có cách nhận biết bạch tuộc ngâm hóa chất.

Cách phân biệt bạch tuộc tươi và bạch tuộc ngâm hóa chất

Trong khi chế biến các món nướng, chiên hay xào, nếu như bạch tuộc có dấu hiệu teo nhỏ, ra nhiều nước hay có mùi lạ từ hóa chất không giống mùi tanh tự nhiên thì có thể bạn đang sử dụng loại bạch tuộc ngâm hóa chất, bạch tuộc không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thị trường.

Cảm nhận khi ăn

Đối với bạch tuộc tươi, bạn sẽ cảm nhận được độ giòn, ngọt và thơm từ thịt, còn bạch tuộc đã bị ngâm qua hóa chất tẩy rửa sẽ làm mất đi hương vị ban đầu của nó, thịt cùng không giòn và ngọt như lúc ban đầu.

Như vậy có thể thấy là bạch tuộc là loại thực phẩm ngon, tuy đa số là các loài bạch tuộc lành tính, bổ dưỡng, nhưng đồng thời vẫn có những loại bạch tuộc có độc và bạch tuộc bị ngâm hóa chất gây nguy hại đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong mà con người cần phải chú ý để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình và những người xung quanh.

Bài viết về bạch tuộc bạn có thể tham khảo thêm

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.